Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Không cần chứng chỉ, vẫn dẫn đầu dự án: Bí quyết tự học và phát triển bản thân

Rất nhiều người cho rằng và thậm chí đang hùng hục lấy bằng quản lý dự án hoặc những chứng chỉ khác liên quan đến quản lý dự án. Để phát triển bản thân và tìm kiếm thành công. Tuy nhiên bài viết này sẽ soi vào một khe hẹp khác. Liệu có thực sự cần một chứng chỉ (certification) để đạt được thành công hay không? Bài viết này sẽ cho các bạn một góc nhìn khác, sẽ chứng minh cho các bạn thấy kinh nghiệm thực tế và sự tự học cũng có thể làm nên thành tích đáng để nói. Vì sao thế giới lại cần chứng chỉ Chứng chỉ là một thứ gì đó tạm gọi là bằng chứng xác nhận cho một năng lực nhất định gì đó. Tuy nhiên, nhìn sâu ở một góc độ khác. Nó thể hiện cho việc cũng cố niềm tin của con người. Chính vì niềm tin thấp, nên con người mới củng cố bằng cách có một bên thứ 3 trung gian, đứng ra xác nhận để tăng niềm tin cho người "muốn tin". Thực tế xã hội vận động cũng cho chúng ta thấy "niềm tin càng thấp, thì chi phí càng tăng". Ví dụ: để chứng minh được bạn có năng lực, bạn sẽ phải tốn...

Chuyển đổi Agile: Giữa lý tưởng và thực tế

Chuyển đổi từ phương pháp quản lý dự án truyền thống (Waterfall) sang Agile đang là xu hướng tất yếu trong nhiều tổ chức. Các bạn đã hay chưa thừa nhận điều này? Tôi hi vọng ít nhất các bạn đang dần thừa nhận và dần hướng đến một xu hướng tương lai này. Agile với những ưu điểm vượt trội về tính linh hoạt, thích ứng và tập trung vào giá trị đã thu hút sự quan tâm lớn từ rất nhiều tổ chức và con người. Tuy nhiên, con đường chuyển đổi này không hề bằng phẳng và ẩn chứa nhiều thách thức. Bài viết này sẽ đi sâu vào thực trạng của quá trình chuyển đổi Agile, phân tích những khó khăn thường gặp và đưa ra các giải pháp thực tiễn để vượt qua chúng. Thực trạng và những thách thức Hiểu biết khác nhau về Agile: Mỗi người, mỗi nhóm lại có một cách hiểu khác nhau về Agile, dẫn đến việc triển khai không đồng nhất và hiệu quả không cao. Khi thực hiện thì còn khập khiểng, vướng víu cả trong quy trình và tinh thần. Thành ra, mỗi người làm một kiểu và xung đột cũng là một hệ quả tất yếu. Lúc này, tổ chức...

Cần Biết: Công Cụ Quản Lý Dự Án Nào Phù Hợp Với Dự Án Của Bạn

Là một nhà quản lý dự án chuyên nghiệp, việc lựa chọn công cụ quản lý dự án phù hợp đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo hiệu quả và thành công cho dự án. Hoặc là một người mới tìm hiểu về những công cụ quản lý dự án cho phù hợp với dự án của mình. Bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau để có thể đưa ra lựa chọn của mình một cách chính xác hơn. Đầu tiên, mình tạm gọi "có nhiều loại" dự án khác nhau. Bạn cần xác định dự án bạn đang quản lý thuộc một trong những loại phổ biến nào dưới đây: 1. Dự án Agile 2. Dự án Waterfall 3. Dự án Scrum 4. Sự án sáng tạo Khi đã xác định được thể loại dự án rồi... 1. Dự án Agile: Ví dụ dự án Agile: - Phát triển phần mềm:   Thiết kế và phát triển một ứng dụng di động mới, xây dựng trang web thương mại điện tử, cập nhật hệ thống quản lý nội bộ,... - Quảng cáo và Marketing:  Lên kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo mới, quản lý các kênh truyền thông xã hội, tạo nội dung tiếp thị,... - Thiết kế:  Thiết kế ...

PM Product vs PM Outsource: Hai Thế Giới, Hai Câu Chuyện

Bạn đang mơ ước trở thành một Project Manager (PM) tài ba? Chắc hẳn bạn đã nghe đến hai thế giới PM: PM Product và PM Outsource. Nói chung, cả hai đều là những người hùng thầm lặng, điều khiển con tàu dự án vượt qua sóng gió. Nhưng, mỗi người lại có những câu chuyện riêng, những thử thách riêng, và những thành công riêng. PM Product: "Ông hoàng" của sản phẩm Hãy tưởng tượng bạn là một đầu bếp tài ba. Bạn dành trọn tâm huyết cho món ăn của mình, từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến, trình bày, đến việc đảm bảo hương vị và chất lượng. Đó chính là PM Product. Họ là những người "chủ đạo" trong việc phát triển và quản lý một sản phẩm cụ thể. Từ lúc sản phẩm còn là ý tưởng, họ đã đồng hành cùng nó, đưa nó đi qua từng giai đoạn: lập kế hoạch, phát triển, triển khai, duy trì và nâng cấp. Ví dụ:  Một PM Product của một công ty phần mềm có thể chịu trách nhiệm phát triển một ứng dụng di động mới. Họ sẽ phải làm việc với các nhà thiết kế, lập trình viên, tester để đảm bảo ứn...

Những Khóa Học Quản Lý Dự Án Bạn Cần Tìm Hiểu

Nếu bạn đang làm hoặc công tác trong môi trường đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án. Hay bạn đang có những câu hỏi về quản lý dự án như: Để trang bị kỹ năng quản lý dự án, tôi có thể tham khảo các Khóa Học Quản Lý Dự Án nào? Hay Những Khóa Học Quản Lý Dự Án Nào Phù Hợp Với Tôi . Hay Những Kỹ Năng Nào Cần Thiết Cho Quản Lý Dự Án ? Hay Học Quản Lý Dự Án Ở Đâu . Với kinh nghiệm thực tế của mình trong quản lý dự án về công nghệ thông tin nói riêng, và dự án non-tech nói chung. Mình xin chia sẻ lại một số thông tin như sau: Hiện nay có những Khóa Học Quản Lý Dự Án nào? Hiện nay có thể nói có rất nhiều khóa học về quản lý dự án. Hay nói cách khác, có rất nhiều khóa học có thể trang bị được kỹ năng và kiến thức về quản lý dự án. Với kinh nghiệm của mình, thì một khóa học thôi vẫn chưa đủ. Mà bạn cần phải trau dồi, nghiên cứu và va chạm thực tế thêm để nâng cao năng lực quản lý dự án của mình.  PMP (Project Management Professional) Là khóa học quản lý dự án chuyên nghiệp. Chứng chỉ được biết đế...

Mẫu Báo cáo Dự án Hiệu Quả: Bí Quyết Chinh Phục Mọi Đối Tượng

Báo cáo dự án đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về tiến độ, kết quả và những vấn đề liên quan đến dự án. Một bản báo cáo hiệu quả không chỉ giúp nhà quản lý dự án nắm bắt tình hình mà còn có thể thuyết phục các bên liên quan, thu hút nhà đầu tư và tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên, việc viết báo cáo dự án hiệu quả không phải là điều đơn giản. Đây là một số mẫu báo cáo hiệu quả được sử dụng từ thực tế. 1. Tại sao báo cáo dự án lại quan trọng? Báo cáo dự án giúp nhà quản lý dự án theo dõi tiến độ thực hiện dự án, xác định những vấn đề tiềm ẩn và đưa ra giải pháp kịp thời. Báo cáo dự án giúp các bên liên quan nắm bắt thông tin về dự án, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Báo cáo dự án giúp thuyết phục nhà đầu tư rót vốn cho dự án. Báo cáo dự án giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và tăng cường sự tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp. 2. Những yếu tố tạo nên một bản báo cáo dự án hiệu quả. Nội dung rõ ràng, súc tích và chính xác. Báo cáo...

Khám Phá Phong Cách Quản Lý Dự Án Của Bạn: Bạn Là Nhà Lãnh Đạo Quyết Đoán, Huấn Luyện Viên, Hay Người Truyền Cảm Hứng?

Mỗi nhà quản lý dự án giỏi sẽ có những cách thức quản lý riêng phù hợp với bản thân và đặc thù của từng dự án. Tuy nhiên, những điểm chung dưới đây chính là nền tảng giúp họ thành công trong lĩnh vực đầy thử thách này.  Những tính cách và phong cách này giúp nhà quản lý dự án không chỉ quản lý hiệu quả mà còn xây dựng được một đội ngũ mạnh mẽ và đoàn kết, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng cao. Lãnh đạo quyết đoán: Tự tin và dứt khoát: Không ngần ngại đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về chúng. Dẫn dắt mạnh mẽ: Truyền cảm hứng và động lực cho đội ngũ, giúp họ hoàn thành mục tiêu dự án. Kiểu lãnh đạo này, sẽ giúp dự án bám đúng tiến độ, tạo sự tin tưởng cho đội nhóm vì sự tự tin quyết đoán ở người dẫn dắt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý dễ bỏ qua ý kiến người khác, có thể gây thiếu gắn kết trong đội nhóm. Và áp lực lên nhân viên. Lãnh đạo kiểu huấn luyện viên: Hỗ trợ và hướng dẫn: Tập trung vào việc phát triển kỹ năng và năng lực của các thành viên trong nhóm....