Chuyển đến nội dung chính

Không cần chứng chỉ, vẫn dẫn đầu dự án: Bí quyết tự học và phát triển bản thân

Rất nhiều người cho rằng và thậm chí đang hùng hục lấy bằng quản lý dự án hoặc những chứng chỉ khác liên quan đến quản lý dự án. Để phát triển bản thân và tìm kiếm thành công. Tuy nhiên bài viết này sẽ soi vào một khe hẹp khác. Liệu có thực sự cần một chứng chỉ (certification) để đạt được thành công hay không? Bài viết này sẽ cho các bạn một góc nhìn khác, sẽ chứng minh cho các bạn thấy kinh nghiệm thực tế và sự tự học cũng có thể làm nên thành tích đáng để nói.

Vì sao thế giới lại cần chứng chỉ

Chứng chỉ là một thứ gì đó tạm gọi là bằng chứng xác nhận cho một năng lực nhất định gì đó. Tuy nhiên, nhìn sâu ở một góc độ khác. Nó thể hiện cho việc cũng cố niềm tin của con người. Chính vì niềm tin thấp, nên con người mới củng cố bằng cách có một bên thứ 3 trung gian, đứng ra xác nhận để tăng niềm tin cho người "muốn tin". Thực tế xã hội vận động cũng cho chúng ta thấy "niềm tin càng thấp, thì chi phí càng tăng". Ví dụ: để chứng minh được bạn có năng lực, bạn sẽ phải tốn chi phí thi cứ, bằng cấp. Hay để chứng minh được bạn đang cung cấp tài liệu đúng, bạn sẽ phải tốn chi phí xác thực. Vâng vâng, rất nhiều ví dụ để chúng ta có thể nhìn ra điều này.

Tuy nhiên, không phủ nhận tầm quan trọng của chứng chỉ nói chung. Hay chứng chỉ quản lý dự án nói riêng. Nó vẫn giúp ích xã hội rất nhiều trong việc kiểm chứng ở mức độ đại trà. Vì sao? vì hiện tại ở một hệ quy chiếu mà niềm tin không có trọng số bằng việc xác thực. Thì nó giúp ích rất nhiều trong việc lọc bớt số đông.

Vì sao lại cần chứng chỉ quản lý dự án?

Cũng tương tự, nếu niềm tin dành cho nó thấp đi. Thì việc cần có chứng chỉ quản lý dự án lại càng thiết yếu. Ví dụ như một nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm ứng viên có chứng chỉ quản lý dự án. Để cho rằng "đó là đối tượng mình cần" và có năng lực. Hoặc chính cả khi ứng viên muốn tự trang bị cho mình vì muốn tăng niềm tin với đối tác của mình. Vậy chứng chỉ quản lý dự án quan trọng đến vậy chăng?

Giá trị của kinh nghiệm

Từ khi chúng ta đi học, chúng ta có lẽ đã nghe nhiều câu nói như: "Học phải đi đôi với hành", "Trăm hay không bằng tay quen", ... 

  • Thấu hiểu thực tế: Kinh nghiệm làm việc trực tiếp giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề phát sinh trong dự án, các mối quan hệ giữa các thành viên, áp lực thời gian và các yếu tố không thể lường trước được. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp và linh hoạt hơn.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Qua quá trình thực hiện dự án, bạn sẽ rèn luyện được các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết xung đột, đàm phán,... Những kỹ năng này không thể học được từ sách vở mà cần được rèn luyện qua thực tế.
  • Xây dựng mạng lưới quan hệ: Kinh nghiệm làm việc giúp bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng,... Mạng lưới này sẽ là tài sản vô giá trong sự nghiệp của bạn.
  • Tăng cường sự tự tin: Thành công trong các dự án sẽ giúp bạn tự tin hơn vào khả năng của mình, sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới.
  • Hạn chế của chứng chỉ

    • Không thể thay thế kinh nghiệm: Chứng chỉ chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết, không thể thay thế được kinh nghiệm thực tế.
    • Nhanh lỗi thời: Kiến thức trong lĩnh vực quản lý dự án luôn thay đổi, vì vậy chứng chỉ có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.
    • Không đánh giá được khả năng thực tế: Chứng chỉ chỉ đánh giá được kiến thức lý thuyết, không đánh giá được khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, hay khả năng lãnh đạo của một người.
    • Chi phí cao: Các khóa học để lấy chứng chỉ thường có chi phí khá cao, gây áp lực tài chính cho người học.
    Ví dụ:
    Một nhà quản lý dự án với chứng chỉ trong tay. Khi giải quyết một vấn đề mà chưa từng có những kinh nghiệm hay va chạm thực tế, hoặc chưa gặp qua những tình huống tương tự. Họ lại không xử lý tốt, cứng nhắc và không giải quyết được vấn đề hiệu quả. Trong khi người có kinh nghiệm biết cách xử lý vấn đề bằng kỹ năng giao tiếp, dẫn dắt đội nhóm và còn truyền được động lực để giúp tập thể đạt được kết quả tốt.

    Trong một tình huống sự cố thực tế, người có kinh nghiệm sẽ linh hoạt ứng biến và rất chủ động. Trong khi người không có kinh nghiệm (có thể có cả chứng chỉ) sẽ lại cứng nhắc và rập khuôn theo lý thuyết. 

    Các kỹ năng để trở thành một nhà quản lý dự án giỏi

    Trong quản lý dự án, các kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khác với kỹ năng cứng như kiến thức chuyên môn hay cách sử dụng phần mềm, kỹ năng mềm đòi hỏi sự trau dồi qua kinh nghiệm thực tế và va chạm thực tế. Các bạn có thể đọc thêm tại đây để rõ thêm về những kỹ năng cần chú trọng này.

    Con đường tự học và phát triển bản thân

    • Tự học:
      • Đọc và nghiên cứu tài liệu về quản lý dự án. Có khá nhiều tài liệu có thể tìm kiếm trên internet và các diễn đàn.
      • Tham gia các khóa học trực tuyến để tự khám phá thêm.
      • Liên tục liên kết những gì tự học được vào thực tế. Đó là cách tốt nhất để nâng cao khả năng thật sự.
    • Phát triển bản thân:
      • Tìm kiếm cơ hội thực hành. Hãy tự mình áp dụng một cách khéo léo những gì tự học và nghiên cứu được vào chính cơ hội, công việc mình đang làm.
      • Học hỏi từ những người đi trước. Hãy xem họ làm, ứng biến và liên kết vào những gì mình tiếp thu và học hỏi từ đó.
      • Không ngừng cải thiện bản thân. Hãy trao dồi liên tục từ những lần áp dụng và rút kinh nghiệm từng dự án.

    Những thách thức của việc tự học

  • Thiếu kiến thức chuyên môn: Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực dự án mình đang làm là một thách thức lớn. Việc trao dồi nó cũng không thể trong ngày một, ngày hai. Tuy nhiên, việc trang bị kiến thức chuyên môn không đòi hỏi quá xuất sắc nếu bạn quản lý dự án. Nên hãy có một chiến lược trang bị cho mình đủ để nó thúc đẩy công việc quản lý của bạn tốt nhất.

  • Thiếu kinh nghiệm: Bắt đầu từ những dự án nhỏ, dần dần nâng cao độ khó. Quan trọng nhất, sau mỗi dự án nhỏ. Bạn sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm. Bạn phải tự nghiệm lại và rút ra bài học cho mình. Vì tổ chức của bạn có thể không hoàn hảo để cho bạn một môi trường mà ở đó có những buổi review bài bản (hay còn gọi là retrospective meeting)

  • Áp lực từ công việc: Lên kế hoạch học tập hiệu quả, cân bằng giữa công việc và học tập. Nhưng một điều quan trọng, đó là hãy biết cách hướng sự tập trung vào chủ đề mình nghiên cứu và công việc thực tế. Quá trình học hỏi sẽ nâng cao và mở mang bạn rất nhiều.

  • Kinh nghiệm thực tế, sự tự tin và tinh thần học hỏi không ngừng là những yếu tố quan trọng để bạn trở thành một nhà quản lý dự án thành công. Hãy tự tin bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Con đường phía trước có thể đầy thử thách, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần quyết tâm, bạn chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

    Nhận xét

    BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN KHÁC

    8 xu hướng mới nhất trong quản lý dự án Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

    Thế giới công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển nhanh chóng, quản lý dự án hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo thành công của các sáng kiến kỹ thuật số (digital transformation initiatives). Khi các công nghệ mới nổi và phương pháp làm việc liên tục phát triển, các nhà quản lý dự án CNTT (IT) phải thích ứng và áp dụng các xu hướng mới để duy trì tính cạnh tranh. Bài viết này sẽ khám phá những xu hướng mới nhất trong quản lý dự án CNTT, cung cấp những hiểu biết có giá trị cho cộng đồng quản lý dự án và các chuyên gia trong ngành. 1. Phương pháp Agile và Scrum tiếp tục thống trị Mặc dù không còn là xu hướng "mới", nhưng Agile và Scrum vẫn tiếp tục là trụ cột trong quản lý dự án CNTT. Tuy nhiên, chúng đang phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các dự án phức tạp: Agile ở quy mô lớn : Các tổ chức đang áp dụng các khung (framework) như SAFe (Scaled Agile Framework) để mở rộng quy mô Agile cho các dự án và nhóm lớn hơn. Scrum lai (hybrid) : Kết...

    Cách xử lý dự án trễ tiến độ: Hướng dẫn toàn diện cho Quản lý dự án

    Trễ tiến độ dự án là một trong những thách thức phổ biến nhất mà các nhà quản lý dự án phải đối mặt. Bất kể bạn có kinh nghiệm đến đâu, việc dự án bị chậm tiến độ là điều không thể tránh khỏi trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cách bạn xử lý trễ tiến độ này có thể tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại của dự án. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của trễ tiến độ dự án, tác động của nó, và các chiến lược hiệu quả để ngăn chặn và quản lý vấn đề này. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý dự án junior những công cụ và kỹ năng cần thiết để xử lý trễ tiến độ một cách hiệu quả. Hiểu rõ về dự án bị trễ tiến độ Định nghĩa Trễ tiến độ dự án xảy ra khi các hoạt động hoặc nhiệm vụ trong dự án không được hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến một phần nhỏ của dự án hoặc toàn bộ tiến trình, dẫn đến việc không đáp ứng được các mốc thời gian quan trọng hoặc ngày hoàn thành dự kiến. Nguyên nhân phổ biến của việc...