Chuyển đến nội dung chính

Khám Phá Phong Cách Quản Lý Dự Án Của Bạn: Bạn Là Nhà Lãnh Đạo Quyết Đoán, Huấn Luyện Viên, Hay Người Truyền Cảm Hứng?

Mỗi nhà quản lý dự án giỏi sẽ có những cách thức quản lý riêng phù hợp với bản thân và đặc thù của từng dự án. Tuy nhiên, những điểm chung dưới đây chính là nền tảng giúp họ thành công trong lĩnh vực đầy thử thách này. 

Những tính cách và phong cách này giúp nhà quản lý dự án không chỉ quản lý hiệu quả mà còn xây dựng được một đội ngũ mạnh mẽ và đoàn kết, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng cao.


Lãnh đạo quyết đoán:

  • Tự tin và dứt khoát: Không ngần ngại đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về chúng.

  • Dẫn dắt mạnh mẽ: Truyền cảm hứng và động lực cho đội ngũ, giúp họ hoàn thành mục tiêu dự án.

Kiểu lãnh đạo này, sẽ giúp dự án bám đúng tiến độ, tạo sự tin tưởng cho đội nhóm vì sự tự tin quyết đoán ở người dẫn dắt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý dễ bỏ qua ý kiến người khác, có thể gây thiếu gắn kết trong đội nhóm. Và áp lực lên nhân viên.

Lãnh đạo kiểu huấn luyện viên:

  • Hỗ trợ và hướng dẫn: Tập trung vào việc phát triển kỹ năng và năng lực của các thành viên trong nhóm.

  • Giao tiếp tốt: Luôn sẵn lòng lắng nghe và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng.

Kiểu lãnh đạo này giúp tạo ra được môi trường thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau tương đối tốt. Hiệu quả làm việc cao, và năng lực của các thành viên cũng được tiến bộ và trao dồi hơn. Nhưng vẫn cần lưu ý về thời gian tập trung vào việc huấn luyện dẫn đến mất mục tiêu chung của dự án.

Lãnh đạo kiểu dân chủ:

  • Khuyến khích sự tham gia: Tạo điều kiện để mọi người đóng góp ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định.

  • Tôn trọng ý kiến cá nhân: Đánh giá cao và cân nhắc ý kiến của từng thành viên trong nhóm.

Kiểu lãnh đạo này có thể sẽ mất thời gian và ra quyết định chậm một chút do cần đạt được sự đồng thuận. Đôi khi sẽ khó kiểm soát khi có nhiều ý kiến trái chiều. Ngược lại, phong cách này sẽ khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ tất cả các thành viên. Trong một phạm vi lý tưởng nhất định, sẽ tạo được sự đồng thuận và hài lòng trong đội nhóm. Điều đó rất tuyệt vời.

Lãnh đạo kiểu người tạo động lực:

  • Truyền cảm hứng: Kích thích và khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ.

  • Tạo môi trường tích cực: Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và đầy động lực.

Phong cách lãnh đạo này dễ bỏ qua khía cạnh thực tế mà chỉ tập trung vào khía cạnh tinh thần. Có thể thiếu đi sự tập trung vào chi tiết kỹ thuật của dự án. Ở chiều nhìn ngược lại, nó sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích tinh thần làm việc hay tạo môi trường làm việc tích cực.

Lãnh đạo kiểu người giải quyết vấn đề:

  • Tư duy logic: Tập trung vào việc phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp.

  • Kỹ năng tổ chức: Sắp xếp công việc và quản lý thời gian hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất.

Người lãnh đạo phong cách này đôi khi tập trung quá nhiều vào vấn đề mà quên đi tầm nhìn xa, mang tính chiến lược. Và có thể bị xem là quá lý thuyết và thiếu sự nhạy bén về con người. Tuy vậy, tư duy logic sẽ giúp dự án giải quyết được vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Giảm thiểu rủi ro và sự cố trong quá trình thực hiện dự án.

Lãnh đạo kiểu người kết nối:

  • Xây dựng mối quan hệ: Đặt nặng việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm.

  • Tạo sự đoàn kết: Khuyến khích sự hợp tác và làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chung.

Kiểu lãnh đạo này xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm. Khuyến khích sự hợp tác và làm việc nhóm. Tuy nhiên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án và vấn đề công bằng. Đôi khi quá tập trung vào mối quan hệ mà quên đi mục tiêu của dự án.

Lãnh đạo kiểu người tiên phong:

  • Chủ động và sáng tạo: Luôn tìm kiếm cơ hội mới và đổi mới trong cách tiếp cận công việc.

  • Dám nghĩ dám làm: Không ngần ngại thử nghiệm các ý tưởng mới và chấp nhận rủi ro.

Phong cách này có thể sẽ chỉ phù hợp ở những dự án ít rủi ro. Vì ở đó khuyến khích và phát huy được khả năng sáng tạo của một người tiên phong. Dám thử nghiệm để tạo cơ hội phát triển.

Lãnh đạo kiểu người chiến lược:

  • Tầm nhìn xa: Có khả năng lập kế hoạch dài hạn và định hướng chiến lược cho dự án.

  • Quản lý rủi ro: Nhận biết và quản lý các rủi ro tiềm ẩn một cách hiệu quả.

Kiểu lãnh đạo này có khả năng định hướng một cách rõ ràng. Quản lý rủi ro và đảm bảo dự án đạt được mục tiêu. Tuy vậy, phong cách này đôi khi thiếu đi sự linh hoạt trong việc thay đổi kế hoạch vì kế hoạch dài hạn đã được dàn xếp công phu từ trước. Đôi khi sẽ phớt lờ các chi tiết thực tế hàng ngày.


Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN KHÁC

8 xu hướng mới nhất trong quản lý dự án Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

Thế giới công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển nhanh chóng, quản lý dự án hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo thành công của các sáng kiến kỹ thuật số (digital transformation initiatives). Khi các công nghệ mới nổi và phương pháp làm việc liên tục phát triển, các nhà quản lý dự án CNTT (IT) phải thích ứng và áp dụng các xu hướng mới để duy trì tính cạnh tranh. Bài viết này sẽ khám phá những xu hướng mới nhất trong quản lý dự án CNTT, cung cấp những hiểu biết có giá trị cho cộng đồng quản lý dự án và các chuyên gia trong ngành. 1. Phương pháp Agile và Scrum tiếp tục thống trị Mặc dù không còn là xu hướng "mới", nhưng Agile và Scrum vẫn tiếp tục là trụ cột trong quản lý dự án CNTT. Tuy nhiên, chúng đang phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các dự án phức tạp: Agile ở quy mô lớn : Các tổ chức đang áp dụng các khung (framework) như SAFe (Scaled Agile Framework) để mở rộng quy mô Agile cho các dự án và nhóm lớn hơn. Scrum lai (hybrid) : Kết...

Cách xử lý dự án trễ tiến độ: Hướng dẫn toàn diện cho Quản lý dự án

Trễ tiến độ dự án là một trong những thách thức phổ biến nhất mà các nhà quản lý dự án phải đối mặt. Bất kể bạn có kinh nghiệm đến đâu, việc dự án bị chậm tiến độ là điều không thể tránh khỏi trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cách bạn xử lý trễ tiến độ này có thể tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại của dự án. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của trễ tiến độ dự án, tác động của nó, và các chiến lược hiệu quả để ngăn chặn và quản lý vấn đề này. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý dự án junior những công cụ và kỹ năng cần thiết để xử lý trễ tiến độ một cách hiệu quả. Hiểu rõ về dự án bị trễ tiến độ Định nghĩa Trễ tiến độ dự án xảy ra khi các hoạt động hoặc nhiệm vụ trong dự án không được hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến một phần nhỏ của dự án hoặc toàn bộ tiến trình, dẫn đến việc không đáp ứng được các mốc thời gian quan trọng hoặc ngày hoàn thành dự kiến. Nguyên nhân phổ biến của việc...