Chuyển đổi từ phương pháp quản lý dự án truyền thống (Waterfall) sang Agile đang là xu hướng tất yếu trong nhiều tổ chức. Các bạn đã hay chưa thừa nhận điều này? Tôi hi vọng ít nhất các bạn đang dần thừa nhận và dần hướng đến một xu hướng tương lai này. Agile với những ưu điểm vượt trội về tính linh hoạt, thích ứng và tập trung vào giá trị đã thu hút sự quan tâm lớn từ rất nhiều tổ chức và con người. Tuy nhiên, con đường chuyển đổi này không hề bằng phẳng và ẩn chứa nhiều thách thức.
Bài viết này sẽ đi sâu vào thực trạng của quá trình chuyển đổi Agile, phân tích những khó khăn thường gặp và đưa ra các giải pháp thực tiễn để vượt qua chúng.
Thực trạng và những thách thức
Hiểu biết khác nhau về Agile:
Mỗi người, mỗi nhóm lại có một cách hiểu khác nhau về Agile, dẫn đến việc triển khai không đồng nhất và hiệu quả không cao. Khi thực hiện thì còn khập khiểng, vướng víu cả trong quy trình và tinh thần. Thành ra, mỗi người làm một kiểu và xung đột cũng là một hệ quả tất yếu. Lúc này, tổ chức nên có một chương trình đào tạo toàn diện về Agile, thống nhất ngôn ngữ và cách làm việc. Quan trọng hơn, cần tạo ra một văn hóa Agile chung trong toàn tổ chức. Điều mà có thể nói là cam go nhất. Đôi khi tổ chức cần một Agile Coach.
Mindset của lãnh đạo:
Nếu lãnh đạo vẫn giữ mindset của Waterfall, việc chuyển đổi Agile sẽ gặp nhiều trở ngại. Lãnh đạo cần thay đổi tư duy để có thể tin tưởng và ủng hộ đội ngũ thực hiện Agile. Và việc tin tưởng này không phải muốn là có được. Một khái niệm hoàn toàn mới cho lãnh đạo thì làm sao lãnh đạo có được sự tin tưởng cho đội ngũ làm việc? Thay vào đó lãnh đạo vẫn sẽ còn nhúng tay và quán xuyến nhiều hơn. Gây áp lực ngược lại cho đội ngũ đang áp dụng Agile.
Có thể tổ chức các buổi workshop, chia sẻ kinh nghiệm để giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về Agile và tầm quan trọng của nó. Đồng thời, tạo cơ hội cho lãnh đạo trực tiếp tham gia vào các dự án Agile để trải nghiệm. Ở điều kiện hiện tại ở các công ty Vietnam, việc lãnh đạo tham gia vào dự án là khó vì tính control còn khá cao.
Văn hóa tổ chức:
Các tổ chức có văn hóa làm việc truyền thống sẽ khó thay đổi nhanh chóng để phù hợp với Agile.
Vì vậy, thay đổi văn hóa là một quá trình lâu dài. Cần bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, tạo ra những thành công ban đầu để tạo động lực.
Kháng cự từ nhân viên:
Không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những thay đổi. Một số nhân viên có thể cảm thấy lo lắng hoặc không thích nghi với cách làm việc mới.
Việc tạo một môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích mọi người chia sẻ ý kiến. Đồng thời, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho nhân viên trong quá trình chuyển đổi sẽ giúp đỡ tổ chức rất nhiều trong hành trình này. Hỗ trợ ở đây đôi khi là tháo gỡ những khó khăn để giúp nhân viên thuận lợi hơn trong việc áp dung phương pháp làm việc mới. Hoặc đôi khi là giải thích lại cách làm việc mới để nhân viên có thể thoải mái chấp hành. Vai trò của Agile Coach hay Scrum Master có thể sẽ cần được quan tâm trong giai đoạn này.
Các công cụ và quy trình:
Việc lựa chọn và triển khai các công cụ Agile phù hợp cũng là một thách thức lớn. Vì thế nên, hãy bắt đầu với những công cụ đơn giản và dễ sử dụng, sau đó dần dần nâng cấp. Quan trọng hơn, cần tập trung vào việc thay đổi quy trình làm việc chứ không chỉ là thay đổi công cụ. Công cụ vẫn chỉ là công cụ, tư duy như thế nào và lĩnh hội được tinh thần Agile mới quan trọng hơn.
Xem thêm: Những công cụ phụ hợp cho dự án của bạn
Cố gắng thay đổi một tổ chức đang chạy Waterfall quả là một nổ lực phi thường thậm chí điên rồ
Đúng vậy, chuyển đổi Agile là một hành trình dài và đầy thử thách. Nó đòi hỏi sự kiên trì, sự thay đổi tư duy và sự hợp tác của tất cả mọi người trong tổ chức. Càng nhiều người hưởng ứng, nổ lực càng giảm đi và việc đạt được Agile cho tổ chức sẽ thực tế hơn.
Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, Agile sẽ mang lại những lợi ích to lớn, giúp tổ chức trở nên linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn.
Chuyển đổi Agile không chỉ là việc thay đổi phương pháp làm việc mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy và văn hóa. Để thành công, tôi thiết nghĩ các tổ chức cần có một chiến lược chuyển đổi rõ ràng, sự hỗ trợ từ lãnh đạo và sự tham gia tích cực của toàn bộ nhân viên. Và quan trọng là cần một Agile Coach, ở cả Enterprise Level nếu thật sự hướng tới!
Nhận xét
Đăng nhận xét