Bài viết này, tôi xin chia sẻ góc nhìn cá nhân của mình về sự khác nhau vị trí PM cho công ty Product và PM cho công ty outsourcing. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin trong việc lựa chọn. Và biết được mình phù hợp hơn với loại hình nào. Hoặc xem mình có nên switch qua loại hình công ty khác không.
Nhìn chung, bộ kỹ năng (skill sets) cần cho một nhà quản lý dự án sẽ giống nhau. Tuy nhiên khác nhau có thể nằm ở bản chất công việc, cách thức hoạt động nên sẽ dẫn đến khác đôi chút ở hai loại hình này như sau:
1- Sản phẩm tập trung vs Đa dạng
Trong khi Quản lý dự án cho công ty Product (gọi tắt Product) sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm cụ thể của công ty, ví dụ phần mềm quản lý bán hàng, website sàn giao dịch bất động sản… PM product có thể sẽ phải theo xuyên suốt từ khi bắt đầu sản phẩm cho đến giai đoạn maintenance. Trong khi Quản lý dự án cho công ty Outsource (gọi tắt Outsource), PM sẽ có thể phải quản lý nhiều dự án cùng lúc cho một hoặc nhiều khách hàng cùng lúc, cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
2- Chiến lược dài hạn vs Ngắn hạn
Trong khi PM product sẽ phải có tư duy dài hạn, đảm bảo sản phẩm phải bám sát chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty và nhu cầu thị trường. Thì PM outsource phải làm việc trong thời gian và nguồn lực giới hạn do khách hàng đặt ra. Mà phải đảm bảo hoàn thành trong ngân sách có thể là hạn hẹp.
3- Đối tượng tập trung
Trong khi PM product sẽ phải am hiểu về sản phẩm, từ tính năng đến trải nghiệm người sử dụng để định hướng đi của sản phẩm một cách hiệu quả. Thì PM outsource lại tập trung vào khách hàng. Nên việc giao tiếp tốt và làm hài lòng khách hàng là điểm mấu chốt trong môi trường outsource.
4- Nội bộ vs Ngoại bộ
Trong khi PM product làm việc chặt chẽ với các bộ phần nội bộ như team dev, design, marketing và sale để đảm bảo tiến độ. Thì PM outsource sẽ phải thích nghi với các yêu cầu khác nhau từ một hoặc nhiều khách hàng mà vẫn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dịch vụ mình cung cấp. (ở đây project management cũng có thể coi là một dịch vụ)
Tóm lại, PM product theo đuổi dài hơi cho sự phát triển bền vững của sản phẩm, PM outsource thì ngắn hạn hơn và theo hợp đồng với khách hàng với ngân sách hạn chế.
PM product làm việc với nội bộ nhiều hơn. PM outsource sẽ làm việc với khách hàng và đối tác ngoại bộ nhiều hơn. Kiến thức PM product thì chuyên sâu 1 sản phẩm hơn. Còn PM resource thì kiến thức đa dạng hơn.
Hi vọng đến đây các bạn có thêm hình dung về nghề PM trong hai môi trường Product và Outsource. Dù môi trường nào, những kỹ năng của một PM nếu được trang bị tốt thì bạn sẽ nhanh chóng bắt nhịp và làm chủ được công việc. Chúc các bạn thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét